Ép cọc nhà dân dụng, cứ “bềnh máy” có phải tốt hay không ?

Ep coc Xây dựng Việt Thái

“Khi ép cọc cứ ép kênh máy lên là được, có phải không kỹ sư ?” Đó là câu hỏi mà anh em kỹ sư của Việt Thái hay nhận được nhất khi hỗ trợ kỹ thuật cho khách hàng sau thiết kế. Trong bài viết này, Việt Thái sẽ chia sẻ góc nhìn kỹ thuật với phương pháp trình bày đơn giản nhất để các bạn dễ hiểu.

1. Với công trình nhà dân dụng, khi thiết kế phương án móng cọc, các kỹ sư đã phải tính toán khả năng chịu tải của móng và bố trí cọc theo phương án tính toán chịu lực, thông thường một đầu cọc kích thước 20×20 cm tải trọng làm việc tính toán sẽ thường từ 20 tấn/đầu cọc, Cọc 25x25cm ~ 28 tấn/đầu cọc… và số cọc theo vị trí mà móng phải chịu tải, với nhà dân dụng thì sẽ sử dụng cọc 20x20cm và 25x25cm, đặc biệt một số công trình cao tầng (trên 5 tầng) và địa chất quá yếu sẽ sử dụng cọc 30x30cm, nếu lớn hơn thì sẽ cân nhắc phương án cọc khoan nhồi hoặc thay đổi phương án móng.

2. Cọc chịu tải sẽ theo 2 phương pháp, cọc chống và cọc ma sát

    – Cọc chống: Lực chịu tải sẽ truyền lên lớp đất cứng theo phương đứng qua đầu mũi cọc và thường được chỉ định rõ về số m (chiều sâu ép) và sử dụng khoan dẫn. Với nhà dân dụng thông thường thì không hay sử dụng phương pháp này.

   – Cọc ma sát: Cọc chịu tải do lực ép ma sát từ đất lên 4 bề mặt cọc và suốt chiều dài cọc., với loại cọc này thì kỹ sư chỉ chỉ định lực ép tối đa trên 1 đầu cọc là bao nhiêu khi ép, ví dụ: Lực ép Pepm = 50 Tấn/đầu cọc… cứ khi ép đủ lực ép đó giữ đều trên 1m chiều dài dọc cuối cùng thì đạt yêu cầu. Tuy nhiên cũng có quy định về chiều dài cọc tối thiểu để đạt độ sâu chôn móng, vd ép tối thiểu 3m….tùy từng công trình.

Do đó, với câu hỏi “Khi ép cọc nhà dân dụng cứ ép kênh máy lên là đạt yêu cầu” điều này không đúng.

Thứ nhất: Nếu tải trọng của máy ép không đủ (quy định tải trọng ép tối thiểu bằng 2 lần tải trọng làm việc của cọc) thì việc ép kênh máy là việc rất đơn giản, hoặc thợ ép có thể tăng đột ngột lực ép lên để tạo độ chối giả là kênh máy lên ngay, điều này không có gì khó.

Thứ 2: Bí kíp kinh doanh thôi, cọc cứ cắm xuống đất là chủ nhà mất tiền, ép càng sâu thì tiền càng nhiều, do đó nên là “bán” được càng nhiều thì càng tốt, nên việc ép quá thừa so với yêu cầu là điều không cần thiết, lẽ ra chỉ cần ép 10m là được nhưng để “kênh máy” thì cần đến tận 17m chẳng hạn…điều này không ai nói với các bạn biết, nhất là với những công trình không có thiết kế và tin tưởng hoàn toàn vào thợ thi công.

Ngoài ra, khi bố trí cọc thì theo thói quen, có nhà bố trí 2 cọc/móng, có nhà cứ 3 cọc/móng….mà không tuân thủ theo tính toán của thiết kế nên nhà thì thừa nhà thì thiếu là điều khó tránh khỏi.

Do đó, câu hỏi “ép cọc nhà dân dụng, cứ ép kênh máy lên là được” cũng không hoàn toàn đúng phải không các bạn.

Nếu các bạn có thắc mắc về kỹ thuật, hãy liên lạc với các kỹ sư của chúng tôi để được hỗ trợ tốt nhất.

————————————

XÂY DỰNG VIỆT THÁI – 10 NĂM CHUYÊN TÂM XÂY NHÀ DÂN DỤNG

Hotline: 083.549.6668

Trả lời

Tư vấn